Răng Hàm Mặt K36
Chào mừng bạn đã đến với Diễn Đàn của Răng Hàm Mặt!!!
https://rhmk36.forum.st
http://rhmk36.wordpress.com
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để được hưởng nhiều quyền lợi từ Diễn Đàn của chúng ta!!!

Bạn hãy tham gia viết bài giới thiệu ngay bây giờ để trở thành "Thành Viên Chính Thức" của Diễn Đàn chúng tôi!!!

Admin Thanks ^.^
Răng Hàm Mặt K36
Chào mừng bạn đã đến với Diễn Đàn của Răng Hàm Mặt!!!
https://rhmk36.forum.st
http://rhmk36.wordpress.com
Bạn hãy đăng ký làm thành viên để được hưởng nhiều quyền lợi từ Diễn Đàn của chúng ta!!!

Bạn hãy tham gia viết bài giới thiệu ngay bây giờ để trở thành "Thành Viên Chính Thức" của Diễn Đàn chúng tôi!!!

Admin Thanks ^.^
Răng Hàm Mặt K36
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Răng Hàm Mặt K36

Design by TrungHauGS@gmail.com
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpWelcome page

 

 Kim Dung sáng tác ra nhiều điều không tưởng, Những điều mà nhiều chục năm sau chúng ta mới thực hiện được!!??

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 164
Điểm bài viết : 378
Join date : 23/09/2010
Age : 31
Đến từ : Vĩnh Long

Kim Dung sáng tác ra nhiều điều không tưởng, Những điều mà nhiều chục năm sau chúng ta mới thực hiện được!!?? Empty
Bài gửiTiêu đề: Kim Dung sáng tác ra nhiều điều không tưởng, Những điều mà nhiều chục năm sau chúng ta mới thực hiện được!!??   Kim Dung sáng tác ra nhiều điều không tưởng, Những điều mà nhiều chục năm sau chúng ta mới thực hiện được!!?? I_icon_minitimeSun Oct 10, 2010 6:39 pm

1. Thiên lý truyền âm

Thiên lý truyền âm là một kỹ thuật thông tin rất đặc biệt, được nhà văn Kim Dung nhắc đến trong tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông. Khái niệm thiên lý (ngàn dặm - tương đương 600 km) là một khái niệm tương đối, nhằm chỉ một khoảng cách dài.

Đáng lẽ khi nói chuyện với nhau, người ta phải ở gần, nói với âm lượng đủ nghe thì người kia mới nghe được. Thế nhưng có những cao thủ chỉ mấp máy môi nói bình thường mà tiếng nói vẫn lọt vào lỗ tai người ở xa mấy dặm rõ mồn một. Đó là kỹ thuật thiên lý truyền âm. Nhiều nhân vật trong tác phẩm Kim Dung có kỹ thuật thiên lý truyền âm cao cường này.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung hư cấu một đoạn thiên lý truyền âm khá ngộ nghĩnh. Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn, có tham vọng hợp nhất bốn phái khác để lên làm thủ lĩnh cái gọi là Ngũ Nhạc phái. Thánh cô Nhậm Doanh Doanh quyết phá tan âm mưu này. Cô đứng ở xa, mấp máy môi, hướng dẫn cho Đào Cốc lục tiên dùng lời lẽ cãi lộn với Tả Lãnh Thiền.

Bình thường, bọn sáu anh em Đào Cốc lục tiên ăn nói ngây ngô, lý luận non nớt. Doanh Doanh sử dụng kỹ thuật truyền âm, thu sóng âm lại nhỏ như một sợi chỉ rót vào tai từng người. Sáu anh em Đào Cốc lục tiên nhận được câu nào thì nói câu đó. Cả sáu lão, kẻ tung người hứng, dẫn dụ Tả Lãnh Thiền vào ma trận võ lưỡi của họ. Quả nhiên, Tả Lãnh Thiền mắc mưu, cãi lại không nổi anh em lục tiên. Âm mưu lập Ngũ Nhạc phái của hắn trở thành một trò hề trước mắt thiên hạ.

Trong Thiên Long bát bộ, kỹ thuật thiên lý truyền âm càng cao cường hơn. Thiên Sơn đồng lão - sư tỷ - và Lý Thu Thủy - sư muội - cùng xuất thân từ phái Tiêu Dao, cùng say mê một người bạn đồng môn là Vô Nhai Tử. Vô Nhai Tử đẹp trai, bốn nghệ thuật cầm kỳ thi họa đều xuất sắc, được lên làm chưởng môn phái Tiêu Dao, suốt ngày chỉ say mê… một pho tượng ngọc. Thiên Sơn đồng lão lên Thiên Sơn, trở thành cung chủ cung Linh Thứu. Lý Thu Thủy sang nước Tây Hạ, trở thành thứ phi của vua Tây Hạ. Mối tình không thành với Vô Nhai Tử khiến họ ghen tuông với nhau rồi hóa thành thù địch.

Thiên Sơn đồng lão luyện nội công bị tẩu hỏa nhập ma. Lý Thu Thủy quyết tìm cách giết Thiên Sơn đồng lão. Nhà sư trẻ Hư Trúc cứu đồng lão. Thiên Sơn đồng lão bảo Hư Trúc cõng mình chạy vào ẩn trong hầm nước đá của… hoàng cung nước Tây Hạ. Trong khi đó, Lý Thu Thủy chạy khắp Thiên Sơn, tìm không ra đồng lão.

Tìm không ra, Lý Thu Thủy vận thiên lý truyền âm chửi bới Thiên Sơn đồng lão. Âm thanh vọng đi trong không gian, đồng lão nghe nhưng nhịn nhục được. Lý Thu Thủy… đổi tông, chuyển qua giọng thiên lý truyền âm ỏn thót: “Vô Nhai Tử sư huynh, sư huynh ôm tiểu muội vào lòng đi”. Dù đã 96 tuổi nhưng nghe được câu ỏn thót đó, Thiên Sơn đồng lão không chịu được, cũng sử dụng kỹ thuật thiên lý truyền âm, mắng chửi Lý Thu Thủy đĩ thõa. Lý Thu Thủy tìm ra kẻ thù, đánh nhau một trận rồi cả hai kiệt lực cùng chết.

Kim Dung viết hai tác phẩm trên trong thập niên 60 của thế kỷ 20. Thời điểm đó, công nghệ điện thoại còn thô sơ; các loại máy bộ đàm cũng còn rất thô sơ. Kỹ thuật thiên lý truyền âm mà Kim Dung hư cấu chính là… công nghệ điện thoại di động trong thời đại chúng ta vậy. Ông quả là nhà văn đi trước những khám phá mới của con nguời.

Chiếc điện thoại di động - thiên lý truyền âm ngày nay - có thể gọi là vạn lý truyền âm. Cách xa vài vạn cây số, người ta cũng có thể gọi nhau được. Chẳng những nó có thể truyền âm mà còn có thể truyền hình hay truyền những dữ liệu thông tin khác như nhắn tin, bài hát, hình ảnh.

Ngày xưa, chỉ có cao thủ mới sử được phép truyền âm. Ngày nay, một người bình thường chẳng cần có võ công hay nội công thâm hậu, chỉ cần có khoảng 350 ngàn đồng mua cái điện thoại cà tàng, nhét vào đó cái sim trả trước hay trả sau là có quyền truyền âm thoải mái.

Thiên lý truyền âm ngày nay phụ thuộc vào… nhà mạng. Có nơi, sóng tốt tươi, nói chữ nào rót vào tai chữ đó. Có nơi, sóng chập chờn như ma đuốc, người này nói người kia nghe hổng rõ, hoặc đang nói mạng rớt sóng, tút tút tút rồi hết nghe ra. Có những khi mạng nghiêm chỉnh, nhắn tin một câu là tới ngay. Có khi mạng làm biếng, nhắn hôm này thì hôm sau tin mới đến. Lại có khi mạng siêng năng, chỉ nhắn một câu mà mạng gửi vào máy nhận đến cả chục lần đến nỗi người nhận phát khùng.

Bởi cách xa nhau người ta mới truyền âm nên trong thiên lý truyền âm ngày nay, có những điều cười ra nước mắt. Có những hãng điện thoại chế ra được tiếng Việt có dấu, tin nhắn đến dễ đọc và nội dung có vẻ rõ ràng. Có hãng điện thoại chỉ có chữ không dấu, tin nhắn đến khiến người nhận suy luận muốn bể đầu, đôi khi lại nghĩ ra những chuyện đồi trụy bất nhơn. “Em dang o truong, anh den cho em choi di” thì chỉ có một ngữ nghĩa ngay ngắn, ba ngữ nghĩa hắc ám. Chúng sinh đọc tin nhắn kiểu này nhiều lúc hiểu nhầm, tưởng rứa mà không phải như rứa.

Thiên lý truyền âm cũng dễ dùng để gạt nhau. Chồng đi uống bia ôm, ngồi cạnh em út thì vợ gọi tới. Vợ: “Anh đang ở đâu vậy?”. Chồng: “Trên xe, đang về nhà”. “Ủa, sao nghe có tiếng nhạc?”. “Nhạc trên xe đấy”. “Trên xe hả? Đâu, bóp còi em nghe coi”. “Trời ạ, đang tới Bệnh viện Tâm thần, không được bóp còi”. Rồi máy tắt luôn. Về nhà, vợ hỏi sao tắt máy, chồng tỉnh bơ: “Chỗ ấy ngoài vùng phủ sóng”.

Nàng đang ở trong phòng máy lạnh với bạn trai A thì bạn trai B gọi tới. Nàng đưa ngón tay lên miệng ra dấu im lặng rồi bấm remote mở ti vi. “Ở đâu mà nghe nói chuyện ồn ào vậy cưng?”. “Em đang coi ti vi”. Câu trả lời ấy nghe ra đúng hoàn toàn nhưng lại dối một trăm phần trăm. Rồi nàng tắt luôn điện thoại. Hôm sau, nàng giải thích với bạn trai B: “Anh đang gọi thì máy em hết pin”. Làm gì nhau nào?

Có những tay hưỡn việc, dùng thiên lý truyền âm phá rối người khác. Muốn phá rối ai, họ cứ chờ giờ… Tý mới gọi. Và gọi miết. Họ còn giỡn mặt cơ quan chức năng, báo cháy giả, báo có tai nạn giả. Đã có nhiều đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cảnh sát 113 bị các tay hưỡn việc này giỡn hớt. Tất nhiên, các đơn vị này hiểu ra kẻ gọi là ai.

Quê mùa như tôi cũng có một cái thiên lý truyền âm. Ngày còn làm việc, có khi nghe điện thoại đến phát bực. Từ ngày nghỉ việc, không có con ma nào gọi đến nữa. Thiên lý truyền âm cũng là một cái thước nho nhỏ giúp ta “đo” được tình người. Tôi nổi nóng, bỏ số cũ chơi một số mới. Một tuần qua, chỉ có hai cuộc gọi. Buồn còn hơn bị… chó cắn!


Laughing Laughing Laughing Laughing Laughing Laughing Laughing Laughing
2.song thủ hỗ bác - tuyệt chiêu của lão ngoan đồng
Trong Anh hùng xạ điêu, Kim Dung đã tạo cho nhân vật Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông một loại võ công kỳ lạ là “Song thủ hỗ bác” - phân tâm để làm hai công việc cùng lúc, chẳng hạn ta có thể cùng lúc tay trái vẽ vòng tròn, tay phải vẽ hình vuông. Điều này thực tế có thể xảy ra được không?

Anh hùng xạ điêu kể lại rằng trong 15 năm trời bị Đông Tà Hoàng Dược sư giam trong thạch động ở đảo Đào Hoa, để giải trí, Châu Bá Thông đã sáng chế ra võ công “Song thủ hỗ bác”: dùng một tay tự đánh mình và tay kia đỡ. Khi giao chiến với địch thủ, “Song thủ hỗ bác” hoá thành thế “Phân thân hợp kích” hay “Phân thân song kích”, hai tay xuất chiêu giống như hai người chọi một vậy.

Theo Kim Dung, không phải ai cũng luyện được môn võ công này, những người càng thông minh, càng cơ trí, càng không thể lĩnh hội “Song thủ hỗ bác”. Trong truyện, Hoàng Dung là người cực kỳ thông minh, văn võ song toàn nhưng Châu Bá Thông dạy mãi mà chỉ bài tập đầu là hai tay vẽ hai hình khác nhau vẫn không học được. Chỉ những người tâm trong sạch, thật thà chất phác, không chút thị phi như Châu Bá Thông, Quách Tỉnh và Tiểu Long Nữ mới luyện thành môn võ công kỳ lạ này. Tất nhiên công dụng của “Song thủ hỗ bác” là rất lớn. Tiểu Long Nữ khi luyện thành công, tay phải sử dụng “Ngọc Nữ kiếm pháp”, tay trái sử dụng “Toàn Chân kiếm pháp” tạo thành “Song kiếm hợp bích”, một mình đại náo Trùng Dương Cung của Toàn Chân Giáo ở núi Chung Nam, địch cả hàng trăm cao thủ.

Điểm căn bản trong võ công “Song thủ hỗ bác” được gọi là "phân tâm nhị dụng" - phân tâm để làm hai công việc cùng lúc. Thực chất, nó là hiện tượng hưng phấn xuất hiện đồng thời ở cả hai bán cầu đại não, và hoàn toàn có thể trở thành thực tế.

Theo giải phẫu và sinh lý học của con người, cử động có ý thức của tay trái là do bán cầu đại não bên phải quyết định và ngược lại, cử động có ý thức của tay phải là do bán cầu đại não trái quyết định. Khi tay trái thực hiện vẽ vòng tròn thì tay phải cũng có hành động tương tự. Điều này xảy ra do có sự liên lạc giữa hai bán cầu đại não. Đây chính là nhờ chức năng của thể chai.

Thể chai (corpus callosum) là phần chất trắng, trên thiết đồ đứng dọc giữa não có kích thước dài 8 cm, dày 1cm, rộng 1 cm ở phía trước và 2 cm ở phía sau. Thể chai được tạo nên bởi các sợi thần kinh nối liền hai bán cầu đại não với nhau, đồng thời nối những phần cùng tên của hai vỏ bán cầu đại não. Toàn bộ vỏ đại não là hệ thống liên hợp rộng rãi, nhờ đó mà hình thành các khả năng trí tuệ, ý thức, ngôn ngữ, chữ viết. Nhờ có thể chai mà hai bán cầu đại não có thể liên lạc và phối hợp với nhau. Khi tay trái ta vẽ hình tròn thì nhóm thần kinh từ bán cầu đại não phải truyền sang điểm tương ứng của bán cầu đại não trái làm cho tay phải nếu thực hiện cùng lúc cũng sẽ có khuynh hướng vẽ hình tròn. Khi thể chai bị tổn thương hay bị cắt đứt thì hai bán cầu não sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập, không bị chi phối lẫn nhau, như vậy hai tay mới có thể hoạt động cùng lúc khác nhau được.

Tuy nhiên điều này không đơn giản như vậy. Bán cầu não trái có chức năng nhận thức lời nói (vùng Wernicke) còn bán cầu não phải có chức năng hiểu chữ viết. Do đó, khi thể chai bị cắt đứt, muốn tay phải vẽ hình tròn thì cần được ra lệnh bằng lời nói và tay trái phải ra lệnh bằng chữ viết.

Vậy có phải ai luyện được "Song thủ hỗ bác" đều bị tổn thương thể chai? Không hẳn vậy, theo quan điểm sinh lý - thần kinh học, người bình thường cũng có thể luyện thành công qua khổ luyện chứ không chỉ riêng những người chất phác thật thà mới luyện được.

Tuy nhiên, Kim Dung có lý khi cho rằng môn võ công này phụ thuộc vào bản chất mỗi người, bởi đây là quá trình luyện tập hết sức phức tạp và lâu dài nhằm tạo hai điểm hưng phấn cùng lúc trên hai bán cầu đại não. Vỏ não sẽ xuất hiện điểm hưng phấn lan toả, khuếch tán ra xung quanh và các điểm quanh đó sẽ xuất hiện quá trình ức chế. Đó là hiện tượng cảm ứng vỏ não. Các quá trình khuếch tán, tập trung hưng phấn và ức chế diễn ra liên tục trên vỏ não, chúng gặp nhau, tổ chức lại, hệ thống hoá thành một hệ thống động học liên tục không ngừng khi cơ thể ta đang sống. Nếu cùng lúc bán cầu đại não bên kia cũng đang ra lệnh tập luyện thì điểm hưng phấn nơi ấy sẽ theo thể chai truyền sang điểm tương ứng của bán cầu đại não bên này và ức chế luồng dẫn truyền thần kinh này. Kết quả là hai bán cầu đại não đều có hai điểm hưng phấn cùng lúc và độc lập với nhau và hai tay có thể thực hiện hai động tác khác nhau cùng lúc. Người luyện đòi hỏi tâm phải tĩnh lặng, không sử dụng óc phân tích quá mức, không chịu những xao động bên ngoài, hồn nhiên, thuần phác và kiên trì sẽ thành công.


3. "Nhất dương chỉ" thời IT


Thời công nghệ thông tin mà không ít công dân @ chính hiệu lại đang phải khổ sở bên chiếc bàn phím với những biệt danh như "cò thủ", "nhất dương chỉ"…

"Bán mặt cho... bàn phím"

Giờ tin học của sinh viên lớp K49 khoa Báo chí Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, gần 100 sinh viên lúi húi "bán mặt cho... bàn phím" bằng chiêu "nhất dương chỉ" - “mổ” từng chữ cái một cách khó nhọc khi làm bài tập về Microsoftword thầy.

"Bệnh"của đa số sinh viên thời công nghệ thông tin là... mổ cò. Ở lớp Toán - Tin K49 Đại học Khoa học tự nhiên chỉ có 15/100 sinh viên biết sử dụng bàn phím bằng mười ngón. Cũng ở lớp K47 của khoa này, mới chỉ hơn một nửa sinh viên năm thứ 3 không còn cảnh cúi gằm mặt gõ từng con chữ. Nguyễn Văn Minh, lớp K47 Toán - Tin cười: "Sinh viên toán - tin suốt ngày tiếp xúc với máy tính mà mổ cò thì cũng ngại lắm. Nhưng mà bọn tớ không kiên trì được. Hơn một nửa sinh viên trong lớp tớ hiện nay biết dùng cách gõ mười ngón thì chủ yếu là các bạn gái. Con gái vốn chăm chỉ và chịu khó hơn con trai mà!".

Nguyên nhân xuất hiện những "cò thủ" trước hết là ở chính những người trẻ của chúng ta. Hầu hết các sinh viên tiếp xúc với máy tính lần đầu qua chat chit. Những cuộc trò chuyện kéo dài với phương pháp mổ cò khiến cho các cô cậu cử "lờn" với phương pháp gõ mười ngón. "Mổ cò quen rồi đến khi tập mười ngón khó lắm, gần như phải bắt đầu lại từ đầu. Nếu không có máy tính riêng thì tiền net đâu cho đủ" - Duy Tùng - khoa Marketing, Đại học Kinh tế quốc dân than thở.

Một nguyên nhân nữa là trong chương trình giảng dạy của các trường hiện nay, môn tin học còn rất "khiêm tốn". Các khoa cần đến kiến thức tin học khá nhiều như khoa Báo chí, khoa Thông tin - Thư viện mà chương trình tin học chỉ được học 2 học trình ở năm học đầu tiên trong cả khóa học. Ngay "dân trong nghề" như khoa Toán - Tin của Đại học Khoa học tự nhiên cũng phải đến năm thứ hai mới bắt đầu được học tin học. Từ thời phổ thông đã ít được tiếp xúc với máy tính, cho nên khi muốn nâng cao trình độ kỹ năng tin học, nhiều sinh viên đã phải tìm đến các trung tâm.

Và những con đường "diệt khổ"

Nhiều người không an phận với danh hiệu "nhất dương chỉ" mà mọi người gọi đùa đã quyết tâm khổ luyện. Trên màn hình máy tính của Hạnh (K49 Đại học Xây dựng) luôn xuất hiện dòng khẩu hiệu "khổ luyện thành giỏi" như một lời nhắc nhở để tập cho được kỹ năng gõ mười ngón.

Vừa vào ở KTX, Long (sinh viên năm cuối Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) đã thể hiện "bản lĩnh người đi trước" bằng chiêu soạn văn bản. Mười ngón tay lướt trên bàn phím một cách điệu nghệ làm bọn đàn em năm nhất, năm hai lác mắt bái phục và không khỏi thèm thuồng. Long nói: "Để có được kết quả này là cả một chặng dài tập từng nốt bàn phím một đấy. Hết tự mày mò đến dùng phần mềm hướng dẫn, khó khăn lắm mới gõ được như thế này".

Từ tận vùng cao Lạng Sơn xuống Hà Nội học đại học, Sơn (lớp K25 Công trình, ĐH Thủy lợi) lần đầu tiên tiếp xúc với máy tính. Giờ tin học đầu năm, nghe giảng viên khuyến khích học đánh mười ngón, thế là anh chàng bắt đầu mày mò. Một anh trong phòng mượn cho cái bàn phím, Sơn bắt đầu với hành trình lóc cóc tập gõ. "Đến giờ thì ổn rồi, mất hơn 3 tháng mày mò, cuối cùng cũng thành công. Nhìn bọn bạn trong lớp khổ sở mổ cò mà mình thấy thật tự hào".

Nhiều sinh viên sau những lần bị những vố cay cú đã quyết học cho bằng được kỹ năng gõ mười ngón. Từ ngày cả phòng chung tiền mua máy tính, đêm nào phòng 304 cũng thấy Kiên thức thâu đêm với phần mềm hướng dẫn trò chơi, cứ “chíu chíu pằng pằng” cố để thoát khỏi cái mác "cò thủ". Kiên tâm sự: "Giờ tin học, tớ ngồi chung máy với cô bạn cùng lớp. Cô giáo đọc đề và yêu cầu gõ lên máy luôn. Tớ cứ loay hoay mãi với cái món "nhất dương chỉ" đáng ghét của mình mà không tài nào chép kịp. Cô bạn phải đánh thay. Vừa xấu hổ, vừa cay cú, tớ quyết tâm học cho bằng được kiểu gõ mười ngón".

Hè đến là dịp cho sinh viên thể hiện sự năng động của mình. Không ít người vừa rời phòng thi buổi cuối cùng đã rong ruổi trên con ngựa sắt, đi khắp các phố tìm việc làm thêm. Người thì đăng ký đi tình nguyện cống hiến sức trẻ cho đất nước. Bên cạnh đó, những sinh viên đang đau khổ với danh hiệu "nhất dương chỉ" thì lao mình vào những buổi học thêm kỹ năng tin học. Các trung tâm tin học trên đường Lương Thế Vinh, phố Thái Hà, phố Tạ Quang Bửu thời gian này tấp nập học viên đến đăng ký. Các chương trình được học viên lựa chọn là AutoCard, tin học văn phòng, Powerpoint... Anh Thắng, phụ trách một trung tâm tin học trên đường Lương Thế Vinh cho biết: "Tham gia các khóa học trong hè này chủ yếu là sinh viên, học sinh trung học. Kiến thức tin học của họ còn yếu lắm. Hơn 80% các bạn còn dùng lối mổ cò một ngón. Vào đây chúng tôi gần như phải hướng dẫn lại từ đầu".

Khổ luyện để thành giỏi như một số người vẫn tâm niệm, sinh viên thời nay đang thể hiện bản lĩnh của công dân IT ngay trong việc nhỏ nhất là cách sử dụng chiếc bàn phím.

<<Admin sưu tầm>> Laughing Laughing Laughing Laughing
Về Đầu Trang Go down
https://rhmk36.forum.st
 
Kim Dung sáng tác ra nhiều điều không tưởng, Những điều mà nhiều chục năm sau chúng ta mới thực hiện được!!??
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mở đầu ko quá ấn tượng nhưng kết thúc 1 cách ko còn j gọi là tuyệt vời hơn: very amazing!đó là Sunsan Boyle
» An tuong Hjen Thuc" cua sung lam nge'"
» Vào đây và xem những điều tốt dẹp
» Vũ Khúc của Ánh sáng
» Thằng admin đã làm j với chữ kí of chúng ta?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Răng Hàm Mặt K36 :: Góc Đời Sống :: Sự kiện và Bình luận-
Chuyển đến